Phương pháp Montessori |
Phương pháp truyền thống
|
Dựa trên sự phát triển của đứa trẻ |
Dựa vào việc chuyển giao chương trình quốc gia |
Trẻ là trung tâm |
Giáo viên sẽ là trung tâm |
Lớp học không phân độ tuổi là môi trường xã hội “tự nhiên” để thúc đẩy sự phát triển |
Lớp cùng nhóm tuổi |
Trẻ tự học bằng các học cụ chuẩn bị đặc biệt |
Trẻ được giáo viên dạy |
|
Trẻ tiếp nhận tri thức một cách bị động, nhận thức của trẻ là do giao viên áp đặt. Trẻ sẽ khó có khả năng phát triển tính sáng tạo, độc lập tự chủ |
Trẻ em làm theo sở thích và học theo tốc độ riêng của mình sẽ giúp trẻ làm việc trong thời gian dài mà không bị ngắt quãng. Mỗi cá nhân làm việc độc lập trong lớp học |
Trẻ cùng học một chương trình giống nhau cùng tại một thời điểm và học theo một khung thời gian định trước, không quan tâm đến sở thích. Mỗi cá nhân trẻ sẽ bị ảnh hưởng tới tiến trình của cả lớp |
Giáo viên chỉ là người quan sát, hướng dẫn, tôn trọng sự tự do của trẻ, chỉ tham gia khi trẻ có những hành động không theo chuẩn mực đạo đức |
Giáo viên sẽ áp đặt quan niệm của mình lên một nhóm trẻ |
Môi trường & Phương pháp khuyến khích tự kỷ luật |
Giáo viên hành động như là người thi hành chính của kỷ luật |
Trẻ tự khám phá các khái niện dưới sự hướng dẫn của giáo viên |
Giáo viên là người khám phá khái niệm |
Trẻ em tăng cường học tập bằng cách lặp đi lặp lại và cảm giác thành công |
Học tập được củng cố bên ngoài bằng cách lặp lại và phần thưởng |
Trẻ được phép lựa chọn nơi làm việc của mình nhưng không làm phiền người khác |
Trẻ thường được chỉ định ghế riêng |
Khuyến khích trẻ làm việc theo nhóm |
Khuyến khích tham gia, ngồi yên và lắng nghe trong các buổi nhóm |
Chương trình tổ chức học tập chăm sóc bản thân và môi trường |
Ít nhấn mạnh vào hướng dẫn tự chăm sóc |
Tổ chức khuyến khích trẻ em dạy và giúp đỡ lẫn nhau |
Hầu hết các giảng dạy do giáo viên thực hiện |