5 HOẠT ĐỘNG MONTESSORI GIÚP TRẺ TỪ 0 ĐẾN 3 TUỔI KHÁM PHÁ THẾ GIỚI QUA ĐÔI BÀN TAY

Những hoạt động Montessori này đều vô cùng đơn giản, dễ dàng thực hiện tại nhà, giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo và chính xác của đôi tay, tăng khả năng tập trung cũng như trí tưởng tượng.
Bà Maria Montessori có một câu nói nổi tiếng là: “Đôi bàn tay là công cụ của trí thông minh loài người”, vì thế phương pháp Montessori rất chú trọng đến các hoạt động trải nghiệm và khám phá thế giới qua đôi bàn tay. Trẻ sẽ dùng đôi bàn tay của mình để khám phá, cảm nhận, thực hành cuộc sống liên tục với các hoạt động đa giác quan phong phú và vô cùng thú vị. Bởi vì “đôi tay làm cái gì thì tâm trí khắc ghi cái đó”, nên một đôi bàn tay bận rộn chính là hình ảnh của một trí não đang phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện.

Từ những nguyên, vật liệu vô cùng gần gũi và có sẵn tại nhà, các bố mẹ có thể tổ chức một số hoạt động Montessori đơn giản nhưng thú vị cho các con.

Dưới đây là những gợi ý cho hoạt động khám phá thế giới qua đôi bàn tay cho trẻ từ 3-6 tuổi, đây là những hoạt động giúp trẻ phát triển các giác quan một cách mạnh mẽ, rèn luyện sự khéo léo và vận động tinh cho đôi bàn tay, ngoài ra còn là bài tập giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và khả năng tập trung rất hiệu quả.

1. Bóc hạt đậu vào lọ

Hoạt động này giúp trẻ phát triển giác quan, sự khéo léo của đôi tay và khả năng phối hợp tay mắt.

Chuẩn bị:

– Một khay đựng các loạt hạt đậu/đỗ kích thước, hình dạng khác nhau.
– Các chai, lọ thấp, miệng rộng.
– Một chiếc thìa gỗ.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:
– Đặt trẻ cùng các dụng cụ, nguyên liệu vào một chiếc thảm.
– Đổ đậu/đỗ vào khay, xếp các lọ bên cạnh khay và hướng dẫn trẻ xúc bằng thìa gỗ hoặc bốc bằng tay đậu/đỗ vào từng chai/lọ một.
2. Gắp rau củ quả
Giúp trẻ rèn luyện sự chính xác của đôi tay và khả năng nhận biết các loại thực phẩm thông qua hoạt động này.
Chuẩn bị:
– Một thớt gỗ với các loại rau của quả đã được thái nhỏ. Tùy từng độ tuổi của trẻ bố mẹ có thể thái rau củ quả với các kích thước to nhỏ khác nhau.
– Một bát to lớn để đựng rau củ quả cho trẻ gắp vào.
– Một dụng cụ gắp rau củ. Nên chọn loại dụng cụ vừa vặn với bàn tay của trẻ.
Hướng dẫn thực hiện họat động:

– Bố mẹ có thể thái các loại rau củ khác nhau theo kích cỡ phù hợp với độ tuổi, sự khéo léo của trẻ, khi thái nên để trẻ đứng bên cạnh và giới thiệu với trẻ tên của từng loại rau củ quả. Đối với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn trẻ tự thái rau củ.

– Làm mẫu cho trẻ cách dùng dụng cụ gắp rau củ để gắp từ thớt gỗ vào bát lớn. Để trẻ thực hiện cho đến khi gắp hết rau củ từ thớt vào bát. Đối với trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể chuẩn bị nhiều bát lớn để hướng dẫn trẻ vừa gắp, vừa phân loại các rau củ quả theo từng bát.

3. Chơi màu nước

Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng, nhận biết màu sắc.

Chuẩn bị:

– Màu nước an toàn cho trẻ nhỏ
– Cọ vẽ
– Áo nilon
– Khay nhựa
– Giấy khổ lớn

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

– Pha màu nước ra khay cho trẻ.
– Hướng dẫn/làm mẫu cho trẻ cách dùng chổi vẽ phết màu lên bàn tay.
– Dùng tay đã phết màu in lên giấy.
– Bố mẹ cũng có thể để con tự do dùng tay để nghịch màu, in màu theo cách mình thích, không nhất định phải dùng chổi vẽ.

4. Chơi với miếng xốp/bọt biển

Phát triển giác quan của trẻ.

Chuẩn bị:

– Một miếng xốp nhỏ hoặc miếng bọt biển nhỏ
– Một chút sữa tắm trẻ em tạo bọt
– Một xô nước, khay nhỏ đựng nước.
– Áo nilon giúp trẻ không bị ướt quần áo.

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:

– Chuẩn bị xô nước nhỏ, pha một chút sữa tắm trẻ em vào nước đủ để tạo bọt.
– Trao cho trẻ miếng xốp hoặc bọt biển rồi làm mẫu cho trẻ nhúng miếng xốp vào nước, nguấy nước để tạo bọt rồi bóp miếng miếng xốp để vắt nước, bọt….

5. Chơi với đất nặn

Rèn luyện và nâng cao khả năng tập trung của trẻ. Giúp trẻ phát huy trí tưởng tượng và óc sáng tạo. Phát triển giác quan của trẻ.

Chuẩn bị:

– Đất nặn an toàn các màu sắc
– Thanh cán bột
– Dụng cụ cắt, tạo hình đất nặn (dao nhựa, khuôn nhựa…)
– Giấy in hình chữ cái, hình vẽ…

Hướng dẫn thực hiện hoạt động:
– Trẻ có thể tự do khám phá các viên đất nặn theo cách mà mình muốn.
– Bố mẹ có thể làm mẫu, hướng dẫn trẻ dùng thanh cán bột cán mỏng bột để dùng khuôn tạo hình, nặn các thanh bột dài để dùng dao cắt, hoặc cấu từng miếng đất nặt nhỏ để “dán” lên viền hình chữ cái, hình vẽ được in trên giấy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.